Truyện Thầy Phong Thủy - Trương Ly (full) - Tác giả: Vương Lỗi

Tôi cứ nghĩ ông Tôn lại nhìn ra gì đấy, nhưng ông ấy chẳng nói gì cả mà xoay người đi thẳng về phòng ngủ của Tam Thanh.

Tôi xem giờ, đã rạng sáng rồi.

Sau khi sắp xếp phòng ngủ cho Liễu Nguyệt Như xong xuôi, tôi ra phòng khách.

Thi thể của Nguyễn Thanh Nhi và con chó mực kia đã bắt đầu cứng lại, nhưng tôi không hề cảm thấy sợ hãi.

Sau khi trải qua nhiều chuyện như vậy, tôi nhận ra con người còn đáng sợ hơn ma quỷ rất nhiều. Huống chi, Nguyễn Thanh Nhi đã hồn tiêu phách tán.

Sau khi cạy miệng con chó ra, tôi đã đào một cái hố to trong sân và chôn cất nó.

Nhìn con chó mực cao bằng nửa người, cảm xúc trong lòng tôi vô cùng phức tạp.

Con chó mực này gặp phải tôi đúng là xui xẻo không gì bằng. Nó bị tôi kéo đến sân của Ngũ quỷ khiêng

quan tài để khiêng cùng quỷ đã đành.

Khó khăn lắm mới nhặt được cái mạng về, nó không những không căm hận tôi, mà còn nhận tôi là chủ.

Giờ thì nó lại vì tôi mà cắn chết Nguyễn Thanh Nhi, nhưng sau cùng lại bị tôi đánh chết tươi… Tuy rằng ông Tôn nói rằng việc tôi làm là giải thoát cho nó, nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy áy náy bất an.

“Kiếp này tao có lỗi với mày, ngay cả một cái tên đàng hoàng cũng không đặt cho mày. Kiếp sau, mày nhất định phải đầu thai vào một

gia đình tốt hơn”.


Tôi chôn cất con chó mực tử tế với nỗi áy náy trong lòng. Rồi tôi tìm một viên đá và đặt trước mộ, xem như lập một cái bia cho nó.

Xong xuôi mọi việc, tôi lại về phòng nhìn thi thể của Nguyễn Thanh Nhi.

Sau khi nghe ông Tôn mô tả về cô ta, tôi không thể ghét bỏ người phụ nữ này được, thậm chí còn cảm thấy khá đáng tiếc.

Phương pháp làm người chết sống lại của cô ta quả là cao siêu,

ngay cả Tam hoả vẫn còn trên vai, đến mức tôi không phát hiện được bất kỳ điểm khác thường nào khi gặp lại Nhị Cẩu.

Nhưng những chuyện mà cô ta đã làm cho nhà họ Uy khiến tôi rất khinh bỉ.

“Ngày mai sẽ bàn với sư phụ về chuyện Tục Hồn Đăng, xem có cách nào khôi phục hồn thể của cô ta hay không”.

Tôi nghĩ bụng, đoạn trải một tấm chăn ở chỗ cách thi thể của Nguyễn Thanh Nhi không xa rồi nằm xuống.

Không biết khi nào bố mới về nên tôi quyết định ngủ hẳn ở phòng khách.

Đêm ấy, tôi không dám ngủ quá sâu, nhưng vẫn không chờ được bố tôi trở về.

Ngày hôm sau, khi trời vừa sáng, tôi bỗng giật mình tỉnh giấc.

Có lẽ hôm qua mấy người ông Tôn mệt quá nên bây giờ vẫn còn ngủ trong phòng.

Tuy còn buồn ngủ, nhưng vì trong lòng lại thấy bồn chồn không

yên nên tôi bèn thức dậy và ra khỏi nhà.

Tôi tự hỏi, liệu mình có thể gặp được bố hoặc ai đó biết được tình hình của bố hay chăng.

Người dân nông thôn thường dậy rất sớm. Khoảng năm, sáu giờ sáng, gà vừa cất tiếng gáy là họ đã thức cả rồi.

Nhưng tôi đã đi dạo một vòng mà vẫn không hề trông thấy bóng người nào.

Giống hệt buổi tối mà chúng tôi vừa đặt chân đến đây, thôn làng

rộng lớn này lặng im tựa như đã chết vậy.

Ma sai quỷ khiến, tôi bèn đi đến cái cây lớn ở đầu thôn.

Từ bé, người nhà tôi đã bảo cái cây ấy có vấn đề, không được sạch sẽ. Vả lại, đứng dưới cây rất dễ bị sét đánh, nên họ lại càng không cho tôi lại gần cái cây ấy.

Thế nên tôi rất ngoan ngoãn, từ trước đến nay chưa bao giờ ngắm nghía cái cây này ở cự ly gần cả.

Làm sao tôi ngờ được, thì ra cái cây này lại là nơi bà nội tôi treo

cổ chết! Có lẽ từ sau khi xảy ra chuyện của bà nội thì không ai trong thôn dám đến đứng dưới cái cây này nữa.

Vì vậy, cỏ dại đã mọc um tùm ở gốc cây và che mất nửa thân cây rồi.

Tôi hơi ngẩn ra.

Dựa theo cách chết của bà nội tôi, mặc trang phục đỏ, chết oan, sau khi chết bị chó hoang ăn thịt.

Bất cứ điều nào cũng cực kỳ phù hợp với điều kiện trở thành lệ sát.

Thường thì những nơi có sát thì âm khí rất nặng, vạn vật không sinh sôi được, cỏ cây đều sẽ khô héo.

Nhưng nhìn sự sinh trưởng của cỏ dại ở đây thì hoàn toàn không giống nơi hung sát, ngược lại còn tràn đầy sức sống.

Tôi không kìm lòng được, bèn đến gần cái cây to này.

Đây là cây hoè, một cây hoè mọc cong, trông như cổ thụ, toát ra vẻ mộc mạc giản đơn.

Đứng dưới cây và nhìn lên, tôi

còn thấy được một sợi dây thừng thô to đã bị năm tháng ăn mòn được buộc vào cành cây.

Cả người tôi đông cứng lại. Đây có lẽ chính là sợi dây mà bà nội đã treo cổ chết, nó vẫn còn buộc nguyên vẹn trên cây ư? Đang nhìn đến mức thất thần, tiếng gào khóc thê lương bỗng dưng vang lên giữa không gian tĩnh lặng, khiến lưng tôi lập tức toát mồ hôi.

Tiếng khóc ấy tựa như gây ra phản ứng dây chuyền vậy, lập tức có một tiếng khóc than từ một hộ gia đình khác vang lên, nhà này tiếp nối nhà kia, thoắt cái cả thôn đã chìm

trong âm thanh gào khóc.

Khá giống với cảnh tượng chó mực khóc vào ngày hôm qua.

Những tiếng khóc than ấy khiến da đầu tôi tê rần. Tôi vội đến một hộ gần đấy để xem có chuyện gì xảy ra.

Tôi vừa đến trước cửa, đã có một người phụ nữ vừa khóc vừa lao ra.

“Có ai không, cứu mạng!”

Sắc mặt của người phụ nữ trắng bệch, như thể vừa hoảng sợ

cực độ vậy.

Tôi biết người phụ nữ này, chồng của bà ấy là thợ xây, cũng có chút qua lại với gia đình tôi.

Vội vàng chạy đến, tôi hỏi bà ấy đã xảy ra chuyện gì.

Người phụ nữ ấy lắp ba lắp bắp, nói năng không rõ ràng, một mực kéo tôi vào nhà.

Vốn dĩ tôi còn hơi đề phòng. Nhưng người phụ nữ này khóc quá thảm thiết khiến tôi khó lòng từ chối, đành cắn răng vào nhà cùng bà ấy.

Mới đặt chân vào nhà, một mùi thối khó tả đã xộc vào mũi và xộc thẳng lên đỉnh đầu tôi.

Tôi vừa ngửi đã biết, đây là mùi xác thối rữa!

“Anh ấy, anh ấy, chết…”

Người phụ nữ lắp bắp mãi mà vẫn không nói được một câu trọn vẹn. Tôi chau mày, cẩn trọng tiến đến bên giường theo mùi hôi kia.

Người thợ xây đang nằm ngửa trên giường, làn da trần trụi đã thối rữa và bốc mùi, giòi bọ đang bò lúc

nhúc ở hốc mắt.

Tôi nhìn mà rùng mình.

Trông thế này, ít nhất cũng chết hơn một tháng rồi.

Người đã chết cả tháng rồi mà sao thi thể vẫn đặt trên giường, không chôn cất chứ?!

“Thím à, người cũng đã không còn. Thím nên để chú sớm được chôn cất và an nghỉ. Đặt thi thể ở đây không tốt với thím, cũng không tốt với chú. Cứ kéo dài thế này, thím sẽ ốm đấy ạ”.

Tôi cố gắng kìm nén cơn quặn bụng, lựa lời an ủi vợ người thợ xây.

Nhưng nghe tôi nói vậy, người phụ nữ ấy lại hoảng sợ trợn trừng mắt rồi lắc đầu nguầy nguậy.

Mới đầu tôi chỉ nghĩ bà ấy lưu luyến chồng nên không nỡ chôn cất. Tôi còn đang định an ủi bà ấy vài câu.

Bỗng, cửa lớn bị ai đó đẩy ra.

Thím Tiết ở nhà bên lảo đảo xông vào với gương mặt tái nhợt.

“Cứu mạng, cứu mạng với!”

Thím Tiết ở thôn chúng tôi nổi tiếng là “Tiết gan dạ”. Đây là người phụ nữ dám gϊếŧ gà dê bằng tay không, có thể một mình đi đường núi vào buổi tối.

Tôi chưa từng thấy có thứ gì khiến thím Tiết sợ hãi đến nhường này.

“Thím Tiết à, chuyện gì vậy?”

Nghe hô “cứu mạng”, tôi vội vàng tiến đến hỏi.

“Trương Ly, nhanh, nhanh lên! Chú, chú cháu chết rồi!”

Thím Tiết vẫn gan dạ hơn, tuy rất hoảng sợ nhưng vẫn có thể nói thành lời.


Nhưng nghe đối phương nói vậy khiến tôi lòng tôi giật thót. Sao lại có người chết nữa?! Tôi tạm để người thợ xây sang một bên, vội vàng cùng thím Tiết chạy đến nhà bà ấy.


Vừa đặt chân vào cửa, một mùi thối xộc thẳng đến đỉnh đầu lại ùa đến.


Tôi nhíu mày lại. Mùi này, sao lại giống hệt mùi ở nhà người thợ


xây...

Advertisement
';
Advertisement