Xuyên không tới vương triều Đại Khang - Kim Phi (full)

Hàn Phong sợ xảy ra chuyện, nên chỉ tạm thời quyết định để các diễn viên vất vả chút, buổi sáng diễn một màn, buổi chiều lại diễn một màn nữa.

Trong khi các diễn viên đang hóa trang, người chủ trì xách loa chạy lên sân khấu.

Khán giả dưới sân khấu tự giác ngậm miệng lại.

"Hôm nay đoàn ca múa sẽ mang đến cho mọi người một tiết mục kịch tên là Quân Phạm Gia, cải biên theo quân Phạm Gia trong quân Trấn Tây..."

Người chủ trì còn chưa nói hết, khán giả dưới khán đài đã bắt đầu mong chờ.

Nhiều người trong gia đình họ phục vụ ở quân Phạm Gia, hoặc là đã từng đi lính trong quân Phạm Gia, nghe đến ba chữ quân Phạm Gia thì họ cảm thấy rất thân thiết.

Sau khi các diễn viên hóa trang xong, màn biểu diễn chính thức bắt đầu.

Nửa đầu câu chuyện chủ yếu kể về Phạm tướng quân vứt bút tòng quân, trở về quê hương chiêu mộ chiến binh địa phương, thành lập quân Phạm Gia, sau đó lãnh đạo quân Phạm Gia lật ngược tình thế ở biên cương phía Bắc.

Người dân Bình Giang xem đến mức nhiệt huyết sục sôi, nhiều cựu binh đã từng phục vụ trong quân Phạm Gia đều kích động đến rơi nước mắt.

Nhưng khi đi được hai phần ba câu chuyện, bầu không khí đột nhiên thay đổi.

Tứ hoàng tử giết cha soán vị, Đại Khang rơi vào hỗn loạn, thành Vị Châu rơi vào tình trạng thiếu hụt vật tư.

Tần vương vì dã tâm của mình, lợi dụng sự tin tưởng của Phạm tướng quân, lấy lý do tăng tiếp viện vật tư để Phạm tướng quân mở cổng thành Vị Châu.

Thấy cảnh tượng này, vô số người dân Bình Giang đều đau lòng, cầu nguyện Phạm tướng quân không rơi vào bẫy.

Đáng tiếc Phạm tướng quân không nghe được lời cầu nguyện của họ, nghênh đón đội ngũ của Tấn vương vào thành Vị Châu.

Sau đó người của Tấn vương đầu độc giếng trong doanh trại quân đội, cấu kết với người Đông Man để tấn công quân Phạm Gia.

Xem đến đây, dường như tạt một gáo nước lạnh vào chảo dầu nóng, người dân dưới khán đài sôi sục!

Có người nhảy lên chửi rửa, có người quỳ dưới đất than khóc, cũng có người muốn lao lên sân khấu đánh nhau với các diễn viên đóng vai người Đông Man….

Hiện trường lập tức trở nên hỗn loạn!

Cũng may, Hàn Phong và Đường Phi đã nghĩ đến kết quả này, đã chuẩn bị đề phòng.

Binh phủ vừa mới miễn cưỡng được chỉnh đốn xong, lại cùng nhân viên hộ tống lao từ phía sau khán đài ra, chặn trước sân khấu để ngăn chặn người dân thực sự lao lên sân khấu, làm các diễn viên bị thương.

Người chủ trì đoàn ca múa cũng cho người mang lên vài chiếc trống lớn, đánh nhịp trống chỉnh tề.

Các diễn viên tập hợp lại hát vang bài Tinh trung báo quốc.

"Khi khói bay lên, đất nước nhìn về phương bắc…."

Khi các nhân viên hộ tống cũng tham gia vào đội ngũ hợp ca, tiếng hát càng lúc càng to, thậm chí át cả tiếng trống và tiếng nói của người dân.

Sau khi hát xong một lần, những nhân viên hộ tống không dừng lại, mà bắt đầu hát lần thứ hai.

Người dân kích động, dần dần bình tĩnh lại trong tiếng hát.

Bài hát này rất phù hợp với Phạm tướng quân và quân Phạm Gia, rất nhiều cựu binh giải ngũ nghe đi nghe lại thì nhớ lại những ngày họ phục vụ ở thành Vị Châu, vừa khóc vừa hát theo.

Giai điệu của "Tinh trung báo quốc" không phức tạp, ngày càng có nhiều người hát theo.

Chẳng bao lâu, dàn hợp ca nhân viên hộ tống và diễn viên đã biến thành dàn hợp ca của hàng nghìn người.

Mỗi lần hát đến "bao nhiêu huynh đệ trung nghĩa chôn nơi đất lạ" hợp ca lại bị lạc nhịp.

Không phải câu này khó hát mà khi hát câu này, các cựu binh sẽ nhớ đến những đồng đội đã hy sinh trên chiến trường, người dân cũng sẽ nghĩ đến những người thân của họ đã hy sinh ở biên cương phía Bắc, sẽ không bao giờ gặp lại được người thân!

Advertisement
';
Advertisement