Xuyên không tới vương triều Đại Khang - Kim Phi (full)

Cho dù là ở Đông Man, Hải Đông Thanh cũng là một loài chim săn mồi tương đối quý hiếm, nhìn chung nên được đặt ở vị trí tương đối gần với vua.

Từ vị trí của Hải Đông Thanh cất cánh, có thể phán đoán được vị trí gần đúng của vua trong đoàn xe.

Sau đó sẽ thông qua việc tấn công đội lương thảo, ép vua phải cử người cầm cờ ra lệnh, như vậy cuối cùng có thể xác định được vị trí của vua.

Một khi tìm được vị trí của vua, bước tiếp theo là bắt người và rút lui.

Toàn bộ kế hoạch lần lượt liên kết với nhau, nếu xảy ra một sai lầm, Trần Phượng Chí và Tả Phi Phi sẽ bị kẻ địch vây hãm muôn kiếp không thể trở lại được.

Cũng may tất cả đều thuận lợi, bọn họ đã thành công.

Quân Đông Man rút lui hơn mười dặm từ Nam tới Bắc, các binh lính Đông Man đi trước và sau chỉ nhìn thấy ngọn lửa đang thiêu rụi lương thảo, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Quân lệnh của Đông Man rất nghiêm khắc, không có lệnh của vua, cho dù những thủ lĩnh của các bộ lạc khác nhận ra có gì đó không đúng cũng không dám tới hỗ trợ.

Ngay cả khi các binh lính Đông Man đang rất gần với vua Đông Man, không ai nghĩ rằng quân Uy Thắng dám tới đây bắt vua Đông Man của họ, tất cả sự chú ý của mọi người đều dồn vào kho lương thực đang bị cháy, mãi cho tới khi Trần Phượng Chí bắt vua Đông Man đi, không ít người còn nghĩ rằng quân Uy Thắng mai phục chúng, mục đích chỉ là đốt kho lương thực.

Khi thủ lĩnh của các bộ lạc tập hợp lại, chúng mới phát hiện không thấy vua Đông Man đâu cả.

Một người sống sờ sờ như vậy, sao lại không thấy đâu?

Tuy nhiên, không lâu sau đó, chúng tìm thấy xe ngựa mà vua ngồi, nhưng đã bị cung nỏ hạng nặng đánh cho sắp đổ.

Bên cạnh xe ngựa, chúng tìm thấy thi thể đội cận vệ của vua, có một người đang bị thương, nhưng vì không trúng chỗ hiểm nên vẫn còn sống, nhờ cận vệ này, thủ lĩnh của các bộ lạc kia mới biết vua của chúng đã bị quân Uy Thắng bắt đi.

Các thủ lĩnh lúc ấy bắt đầu sốt ruột, lập tức mang người đuổi theo quân Uy Thắng.

Nhưng quân Uy Thắng lúc này đã lên Trấn Viễn số 2 từ lâu, cây cầu nổi được dựng tạm thời cũng đã bị dỡ xuống, chúng muốn đuổi theo cũng không được.

Các thủ lĩnh trở về bộ lạc của chúng, tin tức vua đã bị bắt đi mau chóng được truyền ra.

Đoàn quân rút lui được hơn mười dặm đã dừng lại, bầu không khí cũng trở nên lạ thường.

Có người hoang mang, cũng có người lo lắng, có kẻ thì lại bắt đầu rục rịch.

Trần Phượng Chí mặc kệ chúng, hiên ngang lái Trấn Viễn số 2 rời đi.

Lúc này, xác con thuyền Trấn Viễn số 1 được được thủy quân Đông Hải kéo đi, nhưng vì đảm bảo an toàn, Trấn Viễn số 2 vẫn không tới gần bến tàu, mà dừng lại trên mặt biển cách đó mấy dặm, để hạm đội Đông Hải phái một chiếc thuyền ra, đưa quân Uy Thắng và đội nữ công nhân súng kíp trở về.

Kim Phi mang theo đám người Khánh Mộ Lam và Mạnh Thiên Hải chờ ở bến tàu, Trần Phượng Chí thì hào hứng nhảy từ trên thuyền xuống, chạy tới trước mặt Kim Phi: “Tiên sinh, bắt được tên Yabe rồi! Chúng ta bắt được tên Yabe kia rồi!”

Nói xong, anh ta chỉ vào vua Đông Man bị trói lại như cái bánh chưng: “Nhanh lên, đưa hắn xuống đây cho tiên sinh xem!”

Quân Uy Thắng tìm một cây gậy dài, nâng vua Đông Man xuống như một con heo, đặt trước mặt Kim Phi.

Kim Phi cúi xuống nhìn vua, hắn cũng vặn cổ nhìn y.

“Ngươi chính là Kim Phi à?”

Vua Đông Man lạnh giọng, nói: “Bổn vương là vua của một nước, dựa theo lễ nghi của Đại Khang các ngươi, cho dù các ngươi có bắt được bồn vương, vẫn phải theo lễ nghi của vương tộc ra để đối đãi với bổn vương. Mau thả bổn vương ra!”

Ngàn năm trước, các chư hầu Đại Khang hỗn chiến, có tới mấy chục nước lớn nhỏ, hôm nay ngươi bắt được quốc vương của quân địch, ngày mai quân địch lại bắt được quốc vương của ngươi.

Vì để bản thân tránh sau này bị bắt được rồi bị ngược đãi, ngay lúc đó các quốc vương đã ngầm thừa nhận một quy tắc, rằng sau khi bắt được quốc vương hay vương tộc của đối phương, không đối xử như tù binh bình thường, mà phải đối đãi bằng lễ nghi của vương tộc, còn phải cho phép đối phương dùng tiền tài đến chuộc quốc vương về.

Các chư hầu tranh đấu hơn hai trăm năm, quy tắc này cũng trở thành lễ nghi truyền thống của Đại Khang.

Advertisement
';
Advertisement