Xuyên không tới vương triều Đại Khang - Kim Phi (full)

Lúc này kênh Hoàng Đồng đã tràn ngập một bầu không khí trang nghiêm.

Kim Phi cũng cảm thấy lòng mình mơ hồ sinh ra hối hận và áy náy.

Nếu như y chăm chỉ hơn một chút thì đừng nói đại bác máy bay súng máy, cho dù có làm ra súng trường nạp đạn sau y cũng sẽ không đến nổi bị động như bây giờ.

Súng kíp đang được sử dụng hiện nay là súng kíp nạp đạn phía trước, tầm bắn của nó quá gần.

Súng trường nạp sau là loại súng phổ biến ở kiếp trước của Kim Phi, sử dụng đạn nạp sau và được trang bị đạn chuyên dụng, không chỉ nạp đạn nhanh hơn mà còn có nòng súng xoắn ốc trong nòng súng.

Nòng súng không chỉ có thể tăng tầm bắn của súng mà còn cải thiện đáng kể độ chính xác của nó.

Trước súng trường nạp đạn sau thì chim ưng hay gà rừng cũng không có gì khác nhau.

Nếu Kim Phi làm súng trường ra sớm hơn thì có lẽ đã tránh được sự hy sinh hôm nay.

Tả Phi Phi luôn đứng cạnh Kim Phi nên cô ấy cảm nhận được sự thay đổi trong cảm xúc của y, lại bước tới nắm lấy tay trái của Kim Phi rồ thì thầm: "Tiên sinh, chiến tranh luôn sẽ có người chết, không có hy sinh thì sẽ không có thắng lợi dù không phải thắng lợi thật sự thì họ đều là anh hùng. Bây giờ chúng ta không nên buồn bã mà nên tiếp tục tiến lên theo những bước chân anh hùng!”

"Đúng vậy, bọn họ đều là anh hùng!”

Kim Phi gật đầu: "Lương ca, viết một báo cáo cho trụ sở khen thưởng cho bốn huynh đệ này chiến công cá nhân hạng nhất!”

Đây là chuyện duy nhất lúc này y có thể làm cho các vị anh hùng.

Với cá nhân có chiến công hạng nhất, người nhà của họ sẽ càng được chăm sóc tốt hơn.

Chỉ cần Kim Phi còn ở đây, chỉ cần Đại Khang còn ở đó thì cha mẹ của họ sẽ được chăm sóc cho đến khi qua đời. Con cái của họ cũng sẽ được chính phủ nuôi dưỡng cho đến khi trưởng thành.

Đây là phần thưởng mà những vị anh hùng xứng đáng có được!

"Dạ!" Trương Lương hạ tay xuống, ra hiệu cho cận vệ ghi chép chuyện này.

"Tiên sinh, Lương ca có cần sắp xếp người đưa xác huynh đệ về không?" Hầu Tử tiến lên hai bước nhỏ giọng hỏi.

Từ xưa đến nay chuyện sinh tử luôn là hai sự kiện lớn nhất trong cuộc đời.

Huống chi văn hóa phong kiến của Đại Khanh đã ăn sâu vào gốc rễ, con người càng kính sợ quỷ thần thì sau khi chết càng chú trọng việc xuống mồ.

Trước đây thiên tai liên miên, người sống còn không sống nổi nên đâu có rảnh rỗi mà lo tới người chết.

Nhưng khi cuộc sống mới của người dân Xuyên Thục đã ngày càng tốt hơn, nên họ lại bắt đầu chú ý đến việc hậu sự.

Bây giờ những con đường lớn nhỏ ở Xuyên Thục đã không còn xác chết nào.

Ngay cả khi có người chết bất đắc kỳ tử ở bên đường, người dân sống gần đó hoặc người buôn bán đi ngang qua cũng sẽ đào hố chôn xác.

Trong mắt người dân, đây cũng là một cách tích đức cho bản thân và con cháu.

Sau mỗi trận chiến tiêu cục Trấn Viễn đều sẽ nhanh chóng dọn dẹp chiến trường, đầu tiên là chữa trị cho những người bị thương, sau đó là liệm các thi thể của những chiến hữu đã chiến đấu với họ.

Kim Phi biết người Đại Khang đã kính sợ quỷ thần hơn ngàn năm, đây cũng không phải là chuyện có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Vả lại hành vi này cũng có thể khiến lòng người đoàn kết, thế nên y không những không ngăn cản mà còn chủ động lập một phòng thờ tại trụ sở của tiêu cục Trấn Viễn, ở ngọn đồi sau làng Tây Hà để bày tỏ lòng kính trọng đối với những nhân viên hộ tống đã hy sinh.

Trong cuộc hành quân trước, thi thể của hai lính trinh sát hành động ở phía sau đã bị nổ tung thành từng mảnh, nhưng thi thể của hai lính trinh sát đầu tiên vẫn còn nguyên vẹn nằm trên tuyết.

Theo phong tục của Đại Khang, thi thể phải được về liệm để chôn cất càng sớm càng tốt, nếu không hai lính trinh sát sẽ bị Diêm vương phán là chết oan và sẽ không được đầu thai.

Nhưng thi thể của lính trinh sát đã quá gần vách đá, tuy binh lính Đảng Hạng trên vách đá lúc này cũng đang hỗn loạn thành một đám không rảnh quan tâm đến hai cái xác, nhưng việc tùy ý cho người đưa xác về vẫn có nguy hiểm rất lớn.

Trương Lương vừa định nói không với Hầu Tử lại thấy Kim Phi lắc đầu nói: “Không cần, xác của hai huynh đệ này quá gần vách đá, ta nghĩ hai huynh đệ này cũng không muốn nhìn thấy chiến hữu nào phải hy sinh vì họ.”

“Nhưng nếu như vậy, Diêm vương sẽ nói phán quan phán họ là chết oan…” Hầu Tử nhỏ giọng nói.

"Diêm vương?" Kim Phi chỉ ngón tay xuống dưới chân tức giận nói: "Diêm vương dám phán họ không thể đầu thai, thì đợi ta đây chết rồi sẽ dẫn huynh đệ dưới đó đi san bằng điện Diêm vương!"

Tiếng nói vừa dứt, xung quanh đã vang lên một tràng hít khí lạnh.

Theo truyền thuyết của Đại Khang, nếu bất kính Diêm vương thì sau khi xuống địa ngục sẽ bị rút lưỡi, đồng thời còn bị đưa xuống tầng địa ngục thứ mười tám và không bao giờ được đầu thai.

Mà Kim Phi lại dám nói những lời như vậy trước mặt mọi người là vô cùng bất kính với người cai quản địa ngục.

Chỉ có mỗi Khánh Mộ Lam là quay đầu nhìn Kim Phi với đôi mắt sáng như sao trời.

Nhưng lúc này Kim Phi không nhìn thấy ánh mắt của Khánh Mộ Lam mà y chỉ nhìn về phía bắc, cao giọng thì thầm:

"Hôm nay mất đầu thì thế nào? Gây dựng sự nghiệp trăm ngàn khó.

Đi tới suối vàng gặp người xưa, trăm ngàn cờ hội chém Diêm La.

Phương bắc khói lửa mấy mươi năm, đầu này phải treo trước biên cương.

Sau khi các vị lìa đời, tin chiến thắng bay tới làm tiền vàng.

Dấn thân vào cách mạng tức là nhà, gió tanh mưa máu vô bờ bến.

Hôm nay vì đại nghĩa diệt thân, trở thành bông hoa tự do trong nhân gian."

Tả Phi Phi vừa định nhắc Kim Phi nhanh chóng xin lỗi Diêm vương nhưng khi nghe y đọc một bài thơ, cô ấy nhanh chóng lấy trong túi ra một cuốn sổ nhỏ vội viết bài thơ lại.

Phong cách của bài thơ này tuy giản dị, thẳng thắn nhưng thể hiện ra lòng dạ vì nước vì dân cũng như sự quyết tâm, kiêu hãnh dũng cảm tiến về phía trước không nao núng cho đến chết.

Sau khi Tả Phi Phi viết bài thơ vào một cuốn sổ nhỏ, cô ấy cũng từ bỏ ý định thuyết phục Kim Phi và nghĩ đến việc sau khi về nhất định phải viết một bức thư cho Quan Hạ Nhi, để Quan Hạ Nhi dành thời gian để đốt thêm nhang cho Diêm vương để cho ngài ấy đừng trách tội.

Nếu có thể để Cửu công chúa đi đốt mấy cây nhang thì càng tốt.

Để củng cố địa vị của mình, các nhà cai trị phong kiến thường đề cao quyền thiêng liêng của vua chúa.

Hoàng đế phong kiến còn có một tước hiệu khác là Thiên tử.

Đúng như tên gọi nghĩa là con của trời, thay trời hạ phàm để quản lý dân chúng và người dân phải nghe theo mệnh lệnh của Thiên tử, nếu không sẽ là đối nghịch với ông trời.

Theo thần thoại và truyền thuyết Đại Khang, Diêm vương là Quỷ vương ở cõi âm, còn Thiên tử là vua của loài người ở cõi dương nên cấp bậc như nhau.

Theo cái nhìn của Tả Phi Phi, nếu đích thân Cửu công chúa đốt nhang xin lỗi cho Kim Phi thì Diêm vương nhất định sẽ nể mặt Cửu công chúa một chút mà không ghi thù với Kim Phi.

Khánh Mộ Lam lại không nghĩ nhiều như Tả Phi Phi, vừa rồi Kim Phi nói sẽ dẫn người san bằng điện Diêm La, cô ấy lại cảm thấy rất hào hùng, bây giờ lại nghe được Kim Phi đọc bài thơ này lại phấn khích đến nổi phát run.

Tình cảnh này cũng quá xứng với bài thơ này, quá tuyệt vời!

“Đi tới suối vàng gặp người xưa, trăm ngàn cơ hội chém Diêm La! Bài thơ này của tiên sinh hay quá!"

Khánh Mộ Lam không quan tâm nam nữ khác biệt, ôm lấy cánh tay phải của Kim Phi hỏi: "Tiên sinh, bài thơ này tên gì?"

Cô ấy cũng chứng kiến sự việc vừa xảy ra, trong lòng cảm thấy bàng hoàng, buồn bã và tức giận.

Những lời trước đó của Kim Phi và bài thơ này đã chạm tới trái tim cô ấy, Khánh Mộ Lam nhất quyết phải nói bài thơ này cho Lý Địch biết, sau đó nhờ cậu bé viết một bài cho nhật báo Kim Xuyên để truyền bá bài thơ này ra khắp Xuyên Thục và cả thiên hạ!

Lý Địch vốn là quan văn nên không đi tới đây, không thể hỏi Kim Phi tên bài thơ là gì nên Khánh Mộ Lam đành phải hỏi.

Advertisement
';
Advertisement