Sáng sớm, một làn sương mỏng bay lơ lửng trên núi.

Kim Phi dẫn theo đám người Quan Hạ Nhi, Tả Phi Phi đi dọc theo con đường núi hơn một trăm thước về phía tây, đi đến một sườn đồi tương đối bằng phẳng.

Trên vách đá dưới chân đồi có khắc dòng chữ lớn màu đỏ tươi "Nghĩa trang liệt sĩ kênh Hoàng Đồng".

Phí bên trái của các chữ lớn, có khắc nguồn gốc, quá trình và kết quả của trận chiến kênh Hoàng Đồng.

Vách đã này thật ra chính là bia kỷ niệm của nghĩa trang liệt sĩ.

Trên sườn đồi, chính là từng dãy mộ.

Dày đặc chằng chịt đến mức không thể nhìn thấy điểm cuối cùng.

Những hàng mộ đầu tiên đều có bia mộ bằng đá, nhưng những ngôi mộ phía sau chỉ có tấm bi gỗ ở phía trước.

Kim Phi thấy vậy, không khỏi hơi nhíu mày.

"Tiên sinh, làm bia đá và khắc chữ quá chậm, vì thời gian có hạn, nên chúng ta dùng bia gỗ ghi lại thông tin của mỗi vị huynh đệ trước, sau đó mới thêm bia mộ vào sau."

Trịnh Phương nhanh chóng giải thích: "Tiên sinh, chúng ta đã tìm được một mỏ vôi thích hợp cách đây hai mươi dặm, các huynh đệ đã bắt đầu đào lò, khi xi măng sản xuất xong sẽ tiến hành làm bia mộ ngay lập tức."

Lúc này Kim Phi mới nhẹ nhàng gật đầu.

Trong tình huống thiếu máy móc thiết bị, các tấm bia đã phải cần nhân công đục từng cục ra một, sau đó mới dùng đục khắc chữ lên.

Việc chế tạo mỗi tấm bia đá tiêu tốn rất nhiều nhân lực, vật lực và thời gian.

Số lượng quân Thục chết ở kênh Hoàng Đồng lần này lên tới mấy chục nghìn người, cho dù có điều động toàn bộ thợ đá từ Xuyên Thục đến cũng phải mất rất nhiều thời gian mới có thể chế tạo ra được mấy chục nghìn tấm bia đá.

Nếu như dùng xi măng thì sẽ đơn giản hơn nhiều.

Bia mộ xi măng được sản xuất bằng khuôn không chỉ có thể có cùng kích thước mà hình dáng giống hệt nhau và còn tiết kiệm được bước khắc chữ.

Chỉ cần trước khi xi măng đông lại, dùng bút cứng viết lên trên đó, sau đó chờ xi măng đông lại là được.

Những người thợ xây dựng ở làng Tây Hà hiện ra đã rất thành thục về xi măng, độ cứng và khả năng chống ăn mòn của xi măng do họ làm ra cũng khác nhiều so với đá.

Hơn nữa còn tiết kiệm thời gian và sức lực.

Dưới bia tưởng niệm có một chiếc bàn đá khổng lồ, trên mặt bàn đặt toàn bộ ngựa dê, bò để làm lễ truy điệu.

Ở trước bàn đá là ba lư đồng khổng lồ, bên cạnh lư đồng là hai hàng chậu lửa.

Bàn đá, lư đồng, chậu lửa đều có hơi đơn giản thô kệch, khiến không khí xung quanh càng thêm trang nghiêm và bi thương.

Trịnh Phương lấy một cây nhanh to bằng cánh tay và cao bằng người, dùng hai tay đưa về phía Kim Phi.

Thật ra Kim Phi bình thường không tin vào quỷ thần, nhưng sắc mặt y vẫn trang nghiêm chỉnh lại quần áo, sau đó hai tay cầm lấy cây nhang khổng lồ đặt lên chậu lửa để đốt cháy.

Trương Lương, Quan Hạ Nhi, Khánh Hoài và những binh lính khác cũng nhận lấy nhang bình thường, đi đến bên cạnh chậu lửa để đốt lên.

Nhang của bọn họ đều là nhang thường, nhanh chóng được thắp lên, sau đó đám người Trương Lương lại lùi về phía sau, đứng thành một hàng cạnh nhau.

Kim Phi đứng trước chậu lửa vài phút mới có thể đốt được cây nhang khổng lồ.

Sau đó, Kim Phi lùi lại phía sau một bước, trịnh trọng cúi đầu ba lạy về phía nghĩa trang!

"Trống!"

Trịnh Phương hét lên, đội chiêng và trống đã chuẩn bị xong bắt đầu đánh trống trận theo thứ tự.

Tiếng trống trầm vang vọng khắp núi rừng!

Kim Phi cắm cây nhang khổng lồ vào lư đồng trong tiếng trống nặng nề buồn tẻ.

Sau đó, lại cúi lạy ba lần về phía nghĩa trang rồi mới bước sang một bên.

Trương Lương với tư cách là Đại nguyên soái của quân đội Đại Khang, cũng là Tổng chỉ huy của trận chiến này, dẫn dắt đám người Khánh Mộ Lam, Khánh Hoài, Trịnh Phương cùng nhau hành lễ bái tế, sau đó đứng xếp hàng để cắm hương và lư hương.

Quan Hạ Nhi, Tả Phi Phi và Đường Đông Đông mặc bộ áo giáp cũng đi theo giữa đội.

Lúc này thân phận của các cô ấy không phải là vợ của Kim Phi mà là tướng lĩnh nữ binh.

Sau khi tướng lĩnh cấp cao dâng hương xong, tiếp theo là các tướng lĩnh cấp trung.

Nghi thức kéo dài từ sáng sớm đến giữa buổi sáng.

Trong quá trình này, Kim Phi vẫn luôn đứng ở bên cạnh.

Nhưng Kim Phi cũng không mất kiên nhẫn, mà chăm chú nhìn vào bia tưởng niệm, trong đầu ôn lại và suy ngẫm về trận chiến này.

Trong sử sách của thể hệ sau, trận chiến kênh Hoàng Đồng được gọi là bước ngoặt và cột mốc của Đại Khang phục hưng.

Sau khi trải qua trận chiến kênh Hoàng Đồng, Đảng Hạng hoàn toàn mất đi sức lực và lòng dũng cảm để chinh chiến về phía Nam.

Đất Tần - mối uy hiếp lớn nhất gần nhất với Xuyên Thục cũng đã bị đánh bại không thể gượng dậy nổi trong trận chiến kênh Hoàng Đồng này, cộng với việc Tần vương bị bắt cũng rơi vào cảnh hỗn loạn, hoàn toàn mất đi khả năng chiến đấu đối kháng với Xuyên Thục.

Hơn nữa, trận chiến này là một phép thử với tiêu cục Trấn Viễn và toàn bộ quân Thục.

Kể từ khi tiêu cục Trấn Viễn thành lập, dựa vào vũ khí do Kim Phi chế tạo ra, đánh giặc luôn thuận buồm xuôi gió, dù là ở dốc Đại Mãng khi đó, tỷ lệ thương vong của tiêu cục Trấn Viễn cũng không cao lắm.

Điều này khiến nhiều binh lính quân Thục cảm thấy kiêu ngạo.

Từ tướng lĩnh cấp cao cho đến binh lính bình thường, tình trạng này rất phổ biến.

Nhưng trong trận chiến kênh Hoàng Đồng, tỷ lệ thương vong của quân Thục lên tới chín mươi phần trăm!

Nếu như không phải hai đầu bắc nam bị phong tỏa, không có đường thoát thân, e rằng đã giải tán lâu rồi!

Nhưng, những người lính chỉ có thể kiên trì đến cùng, bất kể khả năng chiến đấu hay ý chí đều có thể được coi là tinh nhuệ thực sự.

Hơn nữa trải qua trận chiến này, tính kiêu ngạo của quân Thục đã hoàn toàn lắng xuống, quân Thục lại một lần nữa nhận ra sự tàn khốc của chiến tranh.

Điều này cũng đặt nền móng vững chắc cho quân Thục chinh phục thiên hạ.

Đương nhiên, sử sách sau này cũng hết sức khen ngợi Kim Phi, người đã đích thân ra tiền tuyến.

Trong trận chiến kênh Hoàng Đồng, sự chênh lệch sức mạnh giữa kẻ địch và quân ta lớn gấp mười lần, hơn nữa kẻ địch đã chuẩn bị đầy đủ, trong khi quân Xuyên Thục chỉ là tạm thời ứng chiến, chuẩn bị vô cùng vội vàng.

Không chỉ binh lính được điều động tạm thời, mà công tác hậu cần tiếp tế cũng đầy rẫy những khó khăn vướng mắc.

Nhưng Kim Phi đã dẫn dắt quân Thục giành được thắng lợi cuối cùng.

Trong trận chiến này, điều mà các thế hệ sử gia và nhà khoa học quân sự sau này nói đến nhiều nhất không phải là quyết định bảo vệ kênh Hoàng Đồng mà là quyết định rút lui về kênh Hoàng Đồng tử tiền tuyến phía bắc.

Rất nhiều nhà khoa học quân sự cho rằng, quyết định của Kim Phi đã đặt nền móng cho chiến thắng trong trận chiến bình thường này.

Nếu như quân Thục không rút lui về kênh Hoàng Đồng mà chọn chiến trường do Lý Lăng Duệ chuẩn bị để chiến đấu thì cho dù Kim Phi có ưu thế về phi thuyền cũng khó có khả năng thắng được.

Bởi vì chiến trường mà Lý Lăng Duệ chọn là một khoảng không gian rộng mở, không chỉ thuận lợi cho kỵ binh tấn công mà còn phát huy tối đa lợi thế về số lượng của quân chinh chiến phía nam, bao vây quân Thục ở mọi phía.

Trong trường hợp này, một khi xảy ra giao tranh, quân Thục sẽ bị kẻ thù bao vây tứ phía, cho dù Kim Phi có phi thuyền thì cũng không có khả năng thắng được.

Sau khi rút lui về kênh Hoàng Đồng, do địa hình có hạn, quân chinh chiến phía Nam của Đảng Hạng chỉ có thể xếp hàng tiến lên phía trước, không chỉ mất đi lợi thế về địa hình và ưu thế về số lượng mà còn đặt nền móng cho các cuộc ném bom tiếp theo.

Nhưng những chuyện này đều nói sau, Kim Phi không biết cũng không quan tâm.

Hoạt động dâng hương kéo dài từ sáng sớm đến giữa buổi sáng, ba lư đồng chất đầy hương trầm chằng chịt.

Lúc này, hoạt động lễ truy điệu cũng đã đi đến hạng mục cuối cùng.

"Đưa cha con Trần Lương Phong tới đây!"

Trịnh Phương hét lên về phía sau.

"Vâng!"

Những binh lính phía sau trả lời, kéo hai chiếc xe tù tới.

Trên xe tù, người bị kéo không ai khác chính là Tần vương - Trần Lương Phong và thái tử đất Tần - Trần An Tiệp.

Advertisement
';
Advertisement