Xuyên không tới vương triều Đại Khang - Kim Phi (full)

Khi Cửu công chúa biết được chủ mưu phía sau kế hoạch hiểm độc này chính là Tấn Vương, bên ngoài cô ấy tỏ vẻ bình tĩnh cực kỳ, nhưng bên trong thực ra cô ấy vô cùng phẫn nộ.

Trong đông đảo con cháu hoàng gia, Cửu công chúa tán thưởng hai người nhất, một người là Tứ hoàng tử Trần Chinh, người còn lại chính là Tấn vương.

Nhưng chính hai người mà cô ấy lấy làm khen ngợi, lại đều phản bội, đẩy Đại Khang lúc đó vốn đã vô cùng nguy hiểm vào vực sâu không đáy.

Nếu Kim Phi không xuất hiện, liên tiếp ngăn cản Đảng Hạng, Đông Man và Thổ Phiên xâm lấn, thì hiện tại có khi Đại Khang đã bị diệt vong rồi!

Có thể nói, yêu càng sâu, hận càng đậm, chính bởi vì trước đó cô ấy từng khen ngợi họ, mà giờ Cửu công chúa càng thống hận Trần Chinh và Tấn vương hơn.

Bởi vì bọn họ mà đôi khi Cửu công chúa sẽ có cảm giác mình không biết nhìn người.

Trần Chinh thì không nói làm gì, bởi vì hắn thiếu nền móng, sau khi giết cha đoạt vị thì hắn vẫn như chó nhà có tang, kinh hoảng từng ngày, giờ đã không còn đáng để nhắc tới hắn nữa.

Nhưng Tấn vương ở đất Tấn có cơ sở thâm hậu, giờ ông ta còn hợp tác với Đảng Hạng, nên ông ta là mối uy hiếp rất lớn đối với Đại Khang.

Nếu hiện giờ có thể tìm được Tấn Vương, thì Cửu công chúa chắc chắn sẽ không hề do dự mà giết ông ta.

Xử lý xong chuyện của Tấn Vương, lúc này Cửu công chúa mới triệu kiến Tiểu Ngọc, Nguyên Thái Vi, Thiết Thế Hâm và thành viên trong viện Khu Mật họp.

Lần họp này tuy quy mô không lớn, nhưng vẫn được diễn ra liên tục từ trưa tới tận buổi sáng hôm sau.

Nếu không phải Thiết Thế Hâm và hai quan viên khác đã quá lớn tuổi, sức khỏe không kham nổi, thì chỉ sợ cuộc họp còn chưa chấm dứt.

Nhóm người Thiết Thế Hâm trở về nghỉ ngơi vài tiếng, rồi cuối buổi chiều lại tập hợp ở Ngự Thư Phòng.

Chẳng qua lần này có thêm vài người mới.

Những người này đều là người được Cục tình báo dựa theo yêu cầu của Cửu công chúa tìm ra, họ hoặc là người quen đốn củi, hoặc là người quen tình hình sông nước Giang Nam, hoặc là người quen đi thuyền.

Sau khi nghiên cứu và thảo luận liên tục ba ngày, viện Khu Mật cuối cùng lên được một kế hoạch chi tiết vận động người dân Xuyên Thục và Giang Nam đốn củi.

Sau khi kế hoạch được trình lên cho Cửu công chúa xác nhận, nhân viên hộ tống truyền lệnh cho Khánh Hâm Nghiêu đầu tiên.

Khánh Hâm Nghiêu nhận được thông báo của Cửu công chúa từ mấy ngày trước, anh ta đã hoàn thành việc chuẩn bị đốn củi rồi.

Sau khi được lệnh, Khánh Hâm Nghiêu lập tức bắt đầu vận động người dân.

Công cuộc cứu giúp đã được tiến hành ở Xuyên Thục hơn một năm, hiện tại rất nhiều hạng mục đã được chấm dứt.

Thông qua công cuộc này, người dân không những đã được giải quyết vấn đề sống còn, mà họ còn được cải thiện cuộc sống của mình.

Hiện giờ công cuộc cứu giúp đã chấm dứt, tuy đa số người dân Xuyên Thục đã không còn nguy cơ trong cuộc sống nữa, nhưng họ từng được hưởng những ngày tháng có tiền công tuyệt vời kia, nên ai cũng không muốn quay lại cuộc sống ăn bữa nay lo bữa mai nữa.

Cho nên khi Khánh Hâm Nghiêu vừa thông báo tin tức muốn chiêu mộ công nhân đốn củi, thì ngay sau đó có vô số người đến hưởng ứng lệnh triệu tập.

Lực lượng của quần chúng là vô cùng vô tận, khi triều đình muốn làm một chuyện, hơn nữa chuyện này còn phù hợp với ích lợi của quần chúng, được quần chúng ủng hộ, thì sức người được bộc phát to lớn đến mức đủ để san sông dời núi.

Chỉ với vài ngày ngắn ngủi, trong những cánh rừng sâu hoang vu vắng vẻ của Xuyên Thục, xuất hiện từng đội từng tội người cầm rìu trong tay.

Bọn họ dựa theo yêu cầu của Kim Phi, chém gãy một gốc cây lớn không biết đã sống bao năm.

Theo quan sát của phi thuyền bay ngang qua thì thấy trên những đỉnh núi to nhỏ khác nhau, nơi nơi đều có bóng người hoạt động.

Rất nhiều người dân chăm chỉ như kiến thợ, họ dùng đủ loại biện pháp để kéo gỗ vào trong nước.

Nếu có triền núi thì lăn gỗ xuống, nếu không có triền núi, thì họ dùng sức người để nâng gỗ ném vào trong sông.

Người biết bơi thì quấn chéo một vòng dây thừng, họ buộc thân cây vào dây thừng rồi từ sông lớn sông nhỏ hội tụ ở các nhánh sông Trường Giang, rồi lại từ nhánh sông đổ về dòng chính của Trường Giang, rồi dọc theo dòng chính chầm chậm đổ về Đông Hải.

Ngày thứ hai mười bảy kể từ khi Cửu công chúa trở về Xuyên Thục, Trịnh Trì Viễn dẫn dắt đoàn thuyền thủy quân đến cửa biển Trường Giang từ sớm.

Dựa theo tin tức mà ca nô truyền đến, thì nhóm gỗ đầu tiên sẽ đến trong hôm nay.

Tới Đông Hải, các cây gỗ không di chuyển được nữa, vì thế Kim Phi ra lệnh Trịnh Trì Viễn dẫn thủy quân lôi gỗ về xưởng đóng thuyền.

Trong khoảng thời gian này, Kim Phi thuê một vài người dân chạy nạn nghèo, lệnh cho bọn họ đào mương lấp biển, xây nhà dựng cửa, cả trấn Ngư Khê ai cũng cực kỳ bận bịu.

Trịnh Trì Viễn đã không có được một giấc ngủ ngon gần một tháng nay.

Nhưng anh ta không dám oán thán một câu nào, bởi vì không phải chỉ mình anh ta khổ, Kim Phi, Đường Tiểu Bắc, Tả Phi Phi họ cũng vậy, thậm chí có khi còn bận hơn cả anh ta.

Ngay cả người trước kia rảnh rỗi vô cùng như Khánh Mộ Lam cũng bị Kim Phi kéo vào hỗ trợ, phụ trách một công trường.

Khánh Mộ Lam trước đó rảnh mốc cả người ra rồi, khi mới nhận nhiệm vụ thì cô ấy hưng phấn vô cùng, chỉ hận sao một ngày không thể chôn chân ở công trường cả hai mươi tư giờ.

Nhưng chỉ được nửa tháng thôi là Khánh Mộ Lam không chịu nổi, có một lần bàn giao công tác cho Trịnh Trì Viễn, cô ấy nói xong thì nằm gục trên bàn mà ngủ.

Nhiều ngày cố gắng như thế, thành quả cũng rất to lớn.

Lúc trước xây dựng xưởng đóng thuyền, vận chuyển xi măng, gạch đã từ Xuyên Thục tới Đông Hải quá mất công sức, Kim Phi ra lệnh xây những nhà xưởng trụ cột như xưởng xi măng, xưởng gạch vân vân… đầy ở phía tây trấn Ngư Khê.

Với tư cách là một người xuyên không, Kim Phi biết rõ muốn phát triển nơi nào, thì nơi đó phải có dân cư phát triển.

Mà muốn sắp xếp được người dân vào sống, thì ăn ở lại là vấn đề đầu tiên cần được giải quyết.

Phát triển thương mại qua biển vẫn luôn là một phần quan trọng hàng đầu trong bản đồ chiến lược của Kim Phi, trấn Ngư Khê cách cửa khẩu Trường Giang không xa, con thuyền có thể thông qua Trường Giang để ra vào Đại Khang.

Cho dù là với kinh nghiệm của đời trước, hay là với những suy tính khi lên làm người cầm quyền ở đời này, thì Kim Phi cũng đã biết trước khi xây dựng xưởng đóng thuyền, rằng trấn Ngư Khê sau này chắc chắn sẽ phát triển lên.

Cho nên lúc trước y ra lệnh xây dựng xưởng sản xuất xi măng và gạch đá đã cố ý thiết kế quy mô nhà xưởng rất lớn.

Kim Phi vốn còn nghĩ rằng phải nhiều năm sau mới cần dùng tới nơi này, nhưng không ngờ nó đã có thể được sử dụng sớm như vậy.

Sau khi Cửu công chúa trở về Xuyên Thục, Kim Phi lập tức bảo Tả Phi Phi tuyển rất nhiều dân chạy nạn, sau đó y chia dân chạy nạn ra làm hai bộ phận.

Một bộ phận đi đào mương, một bộ phận thì đi hỗ trợ cho xưởng xi măng, xưởng gạch ngói vân vân…

Dưới sự cố gắng không ngừng của mấy chục nghìn người dân chạy nạn, chưa đầy một tháng ngắn ngủi, Kim Phi đã xây dựng được một xưởng đóng thuyền mới, lớn hơn xưởng đóng thuyền nhà họ Hồng gấp mấy lần ở trấn Ngư Khê này.

Xưởng đóng thuyền mới chế tạo thuyền đánh cá dạng nhỏ là chính, cho nên không có vách tường và trần nhà cao chót vót, cũng không có loại ròng rọc kéo tay cao vài chục mét như xưởng nhà họ Hồng, nhưng chỗ nào của nó cũng chằng chịt kênh mương.

Khi gỗ được vận chuyển đến đây, có thể thông qua những con kênh này để được đưa đến các nơi trong xưởng, sau đó được cưa thành các loại ván gỗ.

Sau khi làm xong thuyền đánh cá, thì cũng có thể thông qua những con kênh này để tiến vào Đông Hải.

Không chỉ như thế, Kim Phi còn ra lệnh cho dân chạy nạn xây vô số căn nhà đơn sơ giản dị ngay bên cạnh Đông Hải.

Những ngôi nhà đó giống y như những ngôi nhà cấp bốn thời trước, xây dựng vô cùng đơn giản, chỉ cần xếp gạch thành bốn bức tường, rồi ở phía trên làm cái mái che mà thôi.

Trong phòng không có đồ đạc gì, thậm chí ngay cả giường và cửa cũng không có.

Advertisement
';
Advertisement