Xuyên không tới vương triều Đại Khang - Kim Phi (full)

Trên mặt nước có một đám gỗ dày đặc đã phủ kín gần nửa mặt sông, hơn nữa liếc mắt một cái cũng không thấy được điểm cuối.

Hạm đội thủy quân đậu ngay đối diện cửa sông, nếu không nhanh chóng di chuyển chắc chắn sẽ đụng phải mấy khúc gỗ này.

Tuy tốc độ trôi dạt của mấy khúc gỗ khá chậm nhưng số lượng quá nhiều cũng sẽ tạo ra quán tính cực mạnh, một khi va phải thuyền thì hậu quả khó mà tưởng tượng được.

Ban đầu Trịnh Trì Viễn còn hơi bối rối, nhưng bây giờ anh ta đã bị dọa giật mình chạy tới giúp các binh lính kéo dây giương buồm.

May nhờ ông trời giúp đỡ, hôm nay gió hướng nam nên sau khi giương buồm, hạm đội đã nhanh chóng rời khỏi cửa sông đối diện.

Rốt cuộc lúc này Trịnh Trì Viễn mới thở phào nhẹ nhõm, nhưng nhớ đến vẫn sợ hãi không thôi.

Chỉ vào phó tướng đến báo cáo tình hình sau một hồi bận rộn mắng: "Mấy lính canh gác kia làm ăn kiểu gì vậy? Gỗ trôi qua nhiều như vậy mà còn không thấy à?”

Khi thủy quân ở trên biển, thuyền chính là doanh trại cho dù có nghỉ ngơi cũng phải sắp xếp người túc trực canh gác.

Kết quả tên canh gác trên đài quan sát không nhìn thấy gỗ, làm suýt nữa đã gây ra tai nạn nghiêm trọng.

"Tướng quân, ngài cũng biết gần đây mọi người bận rộn thế nào. Bây giờ khó lắm mới có chút thời gian nghỉ ngơi nên ta chỉ sắp xếp cho mỗi hướng có một người gác, ai ngờ tên này lại ngủ quên..."

Mặt Phó tướng khổ sở giải thích.

Kể từ khi Kim Phi phân bổ ca nô và phi thuyền cho thủy quân là họ đã liên tiếp tiêu diệt được mấy băng cướp biển lớn, khiến bọn cướp biển sợ đến nỗi không dám tiếp cận khu vực Đông Hải.

Hầu hết lực lượng thủy quân nhàn rỗi đều ở lại vùng biển ngoài xưởng đóng thuyền để xây dựng.

Gần đây thủy quân đã trở thành một ban vạn năng, trông như không chịu trách nhiệm việc gì nhưng lại bận rộn hơn tất cả các ban khác.

Công nhân ở các nơi khác đều có ca và có thể nghỉ ngơi sau khi tan làm, nhưng thủy quân thì vẫn bận rộn.

Rong biển trên đảo Mạo Lãng kéo không xong cũng tới kiếm họ, trời mưa bất chợt không kịp gom lại rong biển trên sân phơi nắng cũng đi kiếm họ.

Nói tóm lại họ là một đội ngũ lưu động, nơi nào cần là có mặt đến hỗ trợ.

Nhiều thủy quân bận rộn đến mức đứng cũng ngủ được, và có trong số đó có tên canh gác ở đài quan sát phía Tây.

Hôm qua anh ta mới vận chuyển rong biển trên đảo Mạo Lãng về, đến tối chưa ngủ đầy hai canh giờ đã bị sắp xếp lên đài quan sát.

Buổi chiều quay mặt về phía tây, ánh nắng phản chiếu xuống mặt sông quá chói khiến người ta không mở mắt ra được, lúc đầu người canh gác còn cố gắng cứ mấy phút lại nhìn ra sông một lần, nhưng sau đó không biết lúc nào mà anh ta đã dựa vào lan can thiếp đi luôn.

Phó tướng biết Trịnh Trì Viễn tức giận nên quỳ một chân xuống nói: "Tướng quân, là ta chỉ huy sai lầm xin tướng quân trách phạt!”

"Dẫn theo tên canh gác đến Quân Pháp Đường đi, mỗi người mười gậy!" Trịnh Trì Viễn lạnh giọng nói: "Sau này còn xảy ra chuyện như vậy thì không phải làm nữa trở lại đánh cá đi!"

Trịnh Trì Viễn cũng biết binh lính canh gác đã làm việc vất vả nhưng suýt nữa gây ra họa lớn, thì nhất định phải bị trách phạt.

Chẳng qua anh ta chỉ cho Phó tướng dẫn lính canh gác đi Quân Pháp Đường, còn thi hành hình phạt thế nào là do Phó tướng quyết định cũng coi như đã dễ thở hơn chút.

Thủy quân bận rộn một lúc, mấy mảnh gỗ cũng đã trôi vào Đông Hải.

Trịnh Trì Viễn vẫn cảm thấy hơi sợ hãi khi nhìn thấy đám gỗ dày đặc trôi qua nơi hạm đội vừa neo lại.

Đám gỗ vẫn lao về phía trước vài trăm mét rồi từ từ dừng lại và trôi nổi trên mặt biển.

Lúc này Trịnh Trì Viễn mới sắp xếp cho thuyền lầu hơi nước đi qua kéo bè gỗ, lái về xưởng đóng thuyền.

Trên chiếc bè gỗ dẫn đầu có một ông lão và một đứa trẻ khoảng mười hai, mười ba tuổi.

Cả hai người chỉ mặc một chiếc quần đùi ngồi trên bè gỗ, mở miệng thở hổn hển.

Trịnh Trì Viễn vừa bị đám gỗ dày đặc làm cho hoảng sợ, thì hai người này cũng bị làm cho hoảng sợ không kém.

Cái gọi là thả bè đó là lấy gỗ buộc lại, rồi xuôi theo dòng chảy để đến nơi cần đến.

Công việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại vô cùng nguy hiểm và phức tạp, gần như hơn một nửa số công nhân thả bè không thể chết già.

Không phải họ làm điều ác hay gì cả, mà thả bè là một công việc vô cùng nguy hiểm, một khi một lượng gỗ khổng lồ di chuyển theo dòng nước thì quán tính sẽ rất mạnh, hơn nữa không có cách nào dừng lại, công nhân thả bè chỉ có thể điều chỉnh hướng để tránh nguy hiểm.

Một khi gặp phải con sông đang chảy xiết, nếu công nhân thả bè không điều chỉnh hướng kịp lúc mà để va phải vật gì đó, thì rất có thể sẽ chìm xuống đáy sông ngay.

Thế nên, thông thường trước khi thả bè sẽ có thuyền chạy trước để nhắc nhở các thuyền neo dọc đường nhường đường.

Vừa rồi thủy quân có thể thoát được một kiếp cũng là nhờ những chiếc thuyền này đã cảnh báo sớm.

Lúc này bè gỗ đã ra khơi, nhiệm vụ của hai người đã hoàn thành nên có thể thở phào nhẹ nhõm.

Một công nhân thả bè khó có thể sống đến già, ấy thế mà thật ra ông lão này chỉ mới ngoài năm mươi nhưng đã là nhân huyền thoại trong giới công nhân thả bè.

Mọi người đã quên tên ông ấy là gì, bởi vì đã lớn tuổi và có kỹ thuật lèo lái tốt nên những công nhân thả bè khác đều kính cẩn gọi ông ấy là ông Quy.

Còn thiếu niên trước mặt này là một đứa trẻ mồ côi được ông ấy nhận nuôi, từ nhỏ đã ngâm nước lớn lên, không chỉ bơi giỏi mà còn biết nín thở lâu dưới nước, xuống nước lấy tay không cũng bắt được cá dễ như chơi.

Vì là trẻ mồ côi nên cũng không có ai biết cậu bé tên gì, nên mọi người đều gọi là Thủy Oa.

Cách đây không lâu khi Giang Nam loạn lạc, khắp nơi trên trường giang đều là cướp biển nên không tìm đến ông Quy thả bè, thế là sinh hoạt cơ bản của hai người đều nhờ vào Thủy Oa xuống nước bắt cá.

Hai con người không tên cứ nương tựa nhau mà sống qua thời loạn lạc.

Sau đó Khánh Hâm Nghiêu tìm kiếm cao thủ thả bè ở Xuyên Thục, ông Quy lập tức được đồng nghiệp tiến cử, hơn nữa còn đề nghị ông ấy làm người tiên phong trong đội ngũ và phụ trách đội bè gỗ đầu tiên.

Dẫu sao là thiếu niên thì năng lượng vẫn tràn đầy, nên Thủy Oa nghỉ ngơi một lúc đã đứng lên tò mò nhìn xung quanh: "Ông Quy, đây là biển sao?"

“Đúng vậy, đây là biển!" ông Quy khẽ gật đầu, sau đó theo thói quen lại sờ vào eo một chút.

Tiếc là trên eo không có gì.

Thủy Oa nhìn thấy hành động của ông Quy vội chạy sang một bên, lấy ra một chiếc túi làm bằng da bò từ giữa hai khúc gỗ.

Tháo dây rồi lấy một nắm đậu khô ra khỏi túi.

Da bò không thấm nước, miệng cũng được buộc chặt nên đậu không bị ướt.

Loại đậu này hầm rồi xào, lại còn vô cùng mặn và cứng, có đôi khi không có thời gian ăn, ông Quy sẽ lấy mấy hạt bỏ vào miệng để làm dịu bớt cơn đói và lên tinh thần.

Nhiều năm như vậy nên đã sớm hình thành thói quen.

“Ông Quy, biển lớn quá!”

Thủy Oa đưa hạt đậu cho ông Quy: “Ông Quy, người ta nói nước biển mặn, muối chúng ta ăn là từ nước biển phơi ra, có thật vậy không ông?

"Cháu thử đi là biết thôi!"Ông Quy cười nói.

Thủy Oa nghe vậy là đã nhảy đến mép bè, dùng tay hứng nước biển uống thử.

Đây cũng là cách cậu bé uống nước ở sông.

Vừa uống vào cậu bé đã phun ra: “Ôi, mặn quá!”

Ông Quy nhìn thấy cảnh này không khỏi bật cười: “Thủy Oa, cháu phải nhớ này, ở trên biển dù có khát đến đâu cũng không thể uống nước biển, nếu không càng uống lại càng khát, cuối cùng đang sống sờ sờ rồi sẽ chết khát!”

"Tại sao vậy?" Thủy Oa nghiêng đầu hỏi: “Nước biển cũng là nước, sao càng uống lại càng khát?”

Advertisement
';
Advertisement