Xuyên không tới vương triều Đại Khang - Kim Phi (full)

Sự xuất hiện của dây chuyền sản xuất cũng có ý nghĩa mang tính cách mạng đối với sự phát triển công nghiệp.

Trước khi dây chuyền sản xuất xuất hiện, hầu như tất cả các vật phẩm đều do thợ thủ công tự hoàn thành một mình.

Nhưng bây giờ ở xưởng gang thép Kim Xuyên, cho dù chế tạo ra dao phay hay cái cuốc, cũng được vận hành theo dây chuyền sản xuất.

Có người chuyên rèn phôi dao, có người chuyên chịu trách nhiệm mài và tạo hình phôi, có người chuyên chịu trách nhiệm lắp cán gỗ, có người chuyên chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng cắt gọt của dao.

Nhìn thì có vẻ như việc chế tác một con dao phay cần có nhiều công nhân hơn, nhưng trên thực tế, trước đây một người thợ rèn chỉ có thể làm được hai hoặc ba con dao phay, bây giờ nhờ vận hành bằng dây chuyền sản xuất, mười công nhân có thể sản xuất ra hàng trăm chiếc mỗi ngày.

Sự phân công trong dây chuyền sản xuất càng rõ ràng, mỗi người chỉ cần tập trung vào công việc mà mình chịu trách nhiệm là được rồi, không cần lo lắng về các phân đoạn khác, điều này không chỉ nâng cao hiệu quả công việc, mà còn cải thiện được chất lượng tổng thể của sản phẩm.

Chế tạo dao phay như thế, chế tạo thuyền đánh cá cũng như vậy.

Kim Phi chia các bước chế tạo thuyền đánh cá thành bảy khâu, mỗi khâu lại chia thành các vị trí làm việc khác nhau.

Lúc đầu, người tị nạn còn không quen, luôn tay chân luống cuống, toàn bộ bến tàu chỉ có thể đóng được ba bốn chiếc thuyền đánh cá một ngày, nhưng sau nửa tháng, người tị nạn ngày càng thành thạo, mỗi ngày có thể làm ra hơn hai mươi chiếc thuyền đánh cá.

Đây vấn là do thả bè gỗ không theo kịp, nếu không thì tốc độ còn có thể nhanh hơn.

Nguyên nhân chính khiến cho gỗ của xưởng đóng thuyền không đủ dùng là do hầu hết các cây lớn gần bờ sông đã bị chặt gần hết rồi, bây giờ chỉ có thể chặt những cây ở xa bờ sông, làm tăng chỉ phí và thời gian vận chuyển.

Trước kia chỉ cần chặt cây rồi dùng chân đá xuống là cây sẽ lăn từ sườn đồi xuống sông, bây giờ chặt xong còn cần phải dùng người để vác qua.

Khi cây bị đốn càng ngày càng xa bờ sông, khối lượng công việc cũng càng ngày càng lớn.

Đặc biệt là sau khi chặt lên đến đỉnh núi, cần phải vác cây qua đỉnh núi mới được, tiêu hao nhân lực theo cấp số nhân.

Khi Cửu công chúa biết được tin này, cô ấy lập tức ra lệnh cho Khánh Hâm Nghiêu triệu tập thêm người để đi chặt cây.

Lúc này đang trong thời gian nhàn rỗi sau mùa vụ, mệnh lệnh này vừa được ban hành, hơn một nửa khu vực miền tây của Xuyên Thục đã được điều động.

Vô số người đổ xô lên núi, chặt cây, vác cây, cố gắng kiếm tích phân để đổi lấy rong biển.

Mặc dù cây cối cách bờ sông càng ngày càng xa, nhưng cũng không thể chịu nổi nhiều người như vậy.

Trước kia trên một ngọn núi chỉ có khoảng mười mấy người làm nghề mộc chặt chây và vác cây, nhưng bây giờ ít nhất cũng phải đến một trăm người.

Nhiều kiến quá thì cũng có thể cắn chết voi, huy động nhiều người hơn, gỗ đương nhiên sẽ được chặt và vận chuyển càng ngày càng nhiều.

Người dân sẽ chặt cây và đưa đến Đông Hải để chế tạo thuyền, chế tạo thuyền xong, họ lại ra biển hái rong biển, đánh bắt cá, rồi sau đó vận chuyển về đất liền để trả tiền khai thác gỗ cho người dân, điều này thuận lợi hình thành một vòng tuần hoàn tốt đẹp.

Dưới sự nỗ lực chung tay của vô số người, xưởng đóng thuyền số 3 cuối cùng đã không còn thiếu gỗ nữa, bắt đầu dùng hết sức để chế tạo thuyền.

Hầu như chỉ một lúc lại có một chiếc thuyền đánh cá được tạo ra, sẽ được những người công nhân là người tị nạn nâng xuống nước, rồi ra khơi dọc theo những dòng nước kéo dài về mọi hướng trong xưởng đóng thuyền.

Vùng biển bên ngoài bến tàu số 3 cũng giống như bãi đậu xe ở kiếp trước của Kim Phi, có những con thuyền đánh cá đậu ngay ngắn thành từng hàng.

Hình dáng và kích thước của tất cả thuyền đánh cá đều giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở con số bên ngoài mạn thuyền.

Bởi vì có rất nhiều thuyền đánh cá nên Trịnh Trì Viễn đã chia thuyền đánh cá thành các đội ngũ khác nhau.

Cứ mười chiếc thuyền đánh cá hợp thành một tiểu đội, cứ ba tiểu đội tạo thành một trung đội, sau đó ba trung đội tạo thành một đại đội.

Nguyên nhân chính khiến nhiều thuyền đánh cá dừng lại ở đây là vì những người tị nạn bình thường không có kinh nghiệm đánh bắt cá, không thích hợp để trực tiếp ra khơi đánh cá.
Advertisement
';
Advertisement