Xuyên không tới vương triều Đại Khang - Kim Phi (full)

Đại Khang còn chẳng có điện nữa chứ đừng nói là tủ lạnh và dây chuyền ướp lạnh.

Kim Phi biết cách làm đá từ quặng nitrat kali, nhưng cách làm đá cổ xưa này có giá thành quá cao, thi thoảng làm một ít để chơi thì không sao, nhưng muốn làm đá với quy mô lớn để vận chuyển cá thì là chuyện không đơn giản.

Cách duy nhất là bảo quản bằng cách ướp muối để cá không bị ươn.

Đây cũng là nguyên nhân để Kim Phi bảo người chia cá thành nhiều miếng nhỏ, như thế khá hợp với cách làm này, nếu miếng cá quá lớn thì không thể ướp thế được.

“Mùa hạ cũng có thể ướp mặn sao?”, Đường Tiểu Bắc hỏi. “Vài ngư dân có kinh nghiệm biết cách này”, Kim Phi đáp.

Trước đây, ngư dân thường rất thiếu quần áo, khi đi đánh cá nếu quần áo bị ướt có thể sẽ chết cóng, vì thế các ngư dân không mấy hào hứng với việc đánh cá vào mùa đông, không đến lúc bất đắc dĩ thì sẽ không muốn ra khơi.

Thời tiết mùa hè ấm áp hơn, rất nhiều ngư dân cởi trần làm việc trên biển, không lo bị giá lạnh, nên sản lượng đánh bắt vào mùa hè cao hơn.

Sản lượng cao tất nhiên sẽ thường có nhiều loại cá không bán được, thời gian dài, các ngư dân tìm được cách cá muối ngâm vào mùa hè.

Chẳng qua cá muối ngâm mùa hè không ngon bằng cá muối ngâm mùa đông.


Nhưng vẫn là câu nói đó, bây giờ không phải là lúc yêu cầu vị ngon.

Lúc con người cực kỳ đói, nhìn thấy chân ghế cũng muốn căn một miếng chứ đừng nói là ăn thịt.

“Dầu cá đó cũng có thể ướp mặn được sao?”, Đường Tiểu Bắc chỉ vào lớp mỡ cá bên kia hỏi.

“Dầu thì không được”, Kim Phi lắc đầ ó là mỡ cá voi, chỉ cần đun sôi rồi lọc dầu là có thể bảo quản được lâu”.

Thật ra bản chất của cá muối là để cá không bị ươn, để làm được điều này, cách đơn giản và hiệu quả nhất là loại bỏ thành phần nước trong cá.

Thật ra các ngư dân cũng áp dụng cách này, sau đó lại thoa một lớp muối dày lên cá thì có thể không bị ươn.

Dù sao ở biển cũng không thiếu muối, Kim Phi cũng không có ý định buôn muối để tranh giành việc làm ăn của người dân, chỉ có thể thêm muối vào ướp là được.

Nhưng mỡ cá voi đều là dầu mỡ, không thể ướp được, cách tốt nhất là nấu lên.

“Mọi người đều rất thiếu chất béo, nếu loại cá này có thể làm ra dầu thì làm nhiều một chút cũng được”, Đường Tiểu Bắc gật đầu.

Chất béo ít đi thì sức ăn sẽ nhiều hơn.

Đời trước lúc học cấp hai, mỗi bữa Kim Phi có thể ăn bốn năm cái bánh bao nhưng vẫn không no.

Sau đó lên đại học, y cũng cao hơn, cân nặng cũng tăng lên nhưng sức ăn lại không bằng hồi cấp hai.

Một là lúc học cấp hai là thời gian trưởng thành, hai là điều kiện nhà ăn ở đại học khá tốt, chất béo cũng đầy đủ hơn trường cấp hai.

Lượng chất béo đủ thì sẽ ăn ít cơm lại.

Bây giờ Đại Khang vẫn chưa có vừng và rau cải, không có nhiều thực vật có thể làm được dầu, chủ yếu là đậu nành.

Tỷ lệ làm ra dầu của đậu nành không cao nên không đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của người dân nên người dân chủ yếu ăn mỡ động vật.

Nhưng giá mỡ động vật rất cao, phần lớn người dân không đủ khả năng mua, cho dù trong nhà có dầu thì bình thường cũng không nỡ ăn, chỉ có khi trong nhà có người ốm hoặc khi có khách đến, họ mới lấy ra vài giọt.

Vận chuyển số dầu mỡ này về thì có thể giảm bớt vấn đề ăn dầu của người dân.

Thật ra dầu mỡ của cá voi ngoài việc dùng làm thực phẩm, còn có rất nhiều công dụng khác, nhưng Kim Phi không nói.

Mặc dù y biết cá voi không phải là Hải Thần gì đó nhưng không có nghĩa là Kim Phi muốn đánh bắt cá voi tùy thích.

Cũng giống như thái độ đối với chiến tranh, thật ra Kim Phi rất ghét chiến tranh, nhưng để bảo vệ bản thân, không thể không đánh giết đến mức máu chảy thành sông.

Y đánh bắt cá biển, săn bắt cá voi bất chấp hậu quả là vì để người dân có thể sống sót.

Nhưng Kim Phi không muốn phát triển công nghiệp bằng cách đánh bắt cá voi bừa bãi như các nước. Âu Mĩ ở đời trước.

Y cần thể diện.
Advertisement
';
Advertisement