Xuyên không tới vương triều Đại Khang - Kim Phi (full)

Chẳng bao lâu, các nhân viên hộ tống kỳ cựu cuối cùng cũng bước ra khỏi quân doanh mới được canh gác nghiêm ngặt sau hơn một tháng huấn luyện.

So với lúc đi vào, khi các nhân viên hộ tống đi ra, trên lưng mỗi người đều đeo một loại vũ khí trông như cây gậy dài màu đen.

Số lượng nhân viên hộ tống nhiều như vậy thì không thể nào qua mắt gián điệp, nhưng Kim Phi cũng không có ý định giấu giếm. Đội hộ tống xếp thành các hàng, mỗi hàng bốn người theo trục đường chính chạy tới bến tàu Kim Xuyên.

Tại bến tàu, những chiếc thuyền lầu được điều động từ trước đã sẵn sàng, những nhân viên hộ tống lập tức lên thuyền khi đến bến tàu.

Các gián điệp muốn tiếp tục theo dõi, nhưng tốc độ của thuyền lầu quá nhanh khiến bọn chúng không thể theo kịp, chỉ đành trơ mắt nhìn từng chiếc thuyền lầu dần biến mất trên sông.

Tuy nhiên, các quý tộc và địa chủ còn bố trí gián điệp ở Giang Nam và Đông Hải. Bọn họ lập tức ra lệnh cho các gián điệp này theo dõi và báo cáo hướng đi của hạm đội thuyền lầu.

Theo thông tin mà những tai mắt này báo cáo, hạm đội đi dọc theo sông Trường Giang đến Đông Hải. Tuy nhiên, nó cũng không dừng lại ở Đông Hải mà tiếp tục tiến về phía Nam và vào vùng biển rộng.

Sau khi hạm đội ra tới biển, những gián điệp này cũng không theo dõi được nữa, nhưng các quý tộc và cường hào sau khi nhận được tin tức đều thở phào nhẹ nhõm.

Tuy rằng bọn họ không biết lần này tiêu cục Trấn Viễn nhắm đến mục tiêu nào, nhưng vì hạm đội đã tiến vào vùng biển rộng và về phía Nam nên chắc chắn không phải nhắm vào họ.

Miễn không phải bọn họ là được.

Nhưng không lâu sau, một số quý tộc nhạy tin bất ngờ nhận được tin đội quân của tiêu cục Trấn Viễn đột nhiên xuất hiện ở nhiều quận, huyện dọc sông Hoàng Hà. Đội quân hộ tống đột ngột xuất hiện không chỉ có phi thuyền chi viện mà mỗi người còn có một loại vũ khí trông như cây gậy dài. Loại vũ khí này có thể tạo ra tiếng động lớn và có thể tiêu diệt kẻ thù từ khoảng cách hơn hai mươi trượng.

Từ những mô tả này mà phán đoán thì những nhân viên hộ tống này không phải là cùng một nhóm người lúc trước sao?

Nhưng không phải những nhân viên hộ tống đó đã lên một chiếc thuyền lớn rồi đi về phía Nam sao?

Đám cường hào quý tộc nhanh chóng nhận ra rằng họ đã bị Trương Lương đánh lừa.

Hạm đội đi về phía Nam có lẽ là một chiêu tung hoả mù nhằm đánh lạc hướng bọn gián điệp và đám cường hào địa chủ đứng sau lưng bọn chúng, mục tiêu thực sự của tiêu cục Trấn Viễn chính là tấn công các quận huyện này.

Nhưng biết điều này thì có ích gì, bọn họ còn không dám đi theo hạm đội trên biển chứ đừng nói đến ngăn cản hạm đội này.

Theo ghi chép lịch sử, vào cuối tháng tám năm Tân Nguyên thứ ba, Binh Mã Đại Nguyên Soái Trương Lương đích thân dẫn bảy ngàn quân hộ tống phát động chiến dịch sông Hoàng Hà đồng thời đánh chiếm mười bảy thành trì dọc theo sông Hoàng Hà.

Lần đầu tiên súng trường nạp đạn sau trở thành vũ khí chính của các nhân viên hộ tống, uy lực mạnh đến mức binh phủ thủ thành không thể chống trả!

Sau khi chiếm được những thành trì này, các nhân viên hộ tống ngay lập tức chiếm quyền kiểm soát các kho lương trong thành.

Sau đó, tiêu cục Trấn Viễn mở lều phát cháo, mở kho phát lương thực, đọc Nhật báo Kim Xuyên trước khi phát cháo để người dân địa phương hiểu sơ bộ về tiêu cục Trấn Viễn.

Vào giữa tháng chín, tiểu đội phụ trách công tác đánh cường hào chia lại ruộng đất tiến vào nhiều địa phương và lãnh đạo người dân khởi nghĩa nhằm đòi lại ruộng đất. Tiêu cục Trấn Viễn cũng dùng phi thuyền để tấn công bọn thổ phỉ.

Trong quá trình này, họ gặp phải một số cường hào địa chủ và thổ phỉ ở Trung Nguyên liều mạng phản công, nhưng đều nhanh chóng bị tiêu cục Trấn Viễn mạnh tay tiêu diệt!

Cuối tháng mười, công tác đánh cường hào chia lại ruộng đất đã cơ bản hoàn thành, người dân mười bảy quận thành được cấp ruộng, bọn thổ phỉ gây rối nhiều năm cũng bị tiêu diệt và giải tán. Bách tính những nơi này được sống cuộc sống tốt đẹp và ổn định mà họ hằng mong ước, tiêu cục Trấn Viễn cũng nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của người dân khắp nơi.

Trước đây, khi Trương Lương, Lưu Thiết, Khánh Hoài và những người khác chiếm đóng các thành trì ở Trung Nguyên, giới quý tộc ở đó đã nhận ra Kim Phi đang lập cứ điểm để chiếm đóng Trung Nguyên trong tương lai.


Nhưng vào thời điểm đó, Lưu Thiết chiếm đóng quận Tế Thuỷ nằm ở ven sông Hoàng Hà. Trong khi đó, Trương Lương và Khánh Hoài chiếm đóng quận Long Tuyền và Thư Châu cũng nằm ở ven sông Hoàng Hà. Tuy nhiên, giữa các căn cứ này cách nhau hơn ngàn dặm. Về sau, Lưu Thiết còn tìm được mỏ than ở ven sông Hoàng Hà và khai thác trên quy mô lớn. Cho nên đại đa số các quý tộc cũng không quá lo lắng, chỉ cho rằng họ đóng quân ở đó để khai thác khoáng sản mà thôi.

Advertisement
';
Advertisement