SỔ đầu tiên của tờ báo chỉ có bốn mục, trong đó có ba mục đã soạn xong, chỉ có mục quân sự xảy ra một sổ vấn đê.
Ký giả phụ trách mục quân sự đã bị ảnh hưởng bởi câu chuyện của các tiên sinh kể chuyện nên đã viết chiến dịch ở Thanh Thủy Cốc hệt như thần thoại, nó đã đi ngược lại mục đích câu chuyện chân thật của Kim Phi.
Sự xuất hiện của Triệu Nhạc đã giải quyết được vấn đề này.
Bản thân ông ta đã trải qua chiến dịch ở Thanh Thủy Cổc, cũng có thế xem là phụ tá của Phạm tướng quân, góc độ nhìn nhận của Triệu Nhạc về chiến tranh có thể được coi là toàn diện nhất.
Trùng hợp hơn nữa là Triệu Nhạc cũng mang theo báo cáo chiến sự cho mình viết đến, các ký giả phụ trách mục chiến sự chỉ cần chuyến phần văn cổ khó hiếu tối nghĩa sang tiếng địa phương đế mọi người dân đều có thế nghe hiếu là được.
Chỉ mới một ngày, các ký giả đã hoàn thành công việc này.
Nhật báo Kim Xuyên chính thức phát hành đúng ngày dự kiến.
ở một nơi khá gần quận Quảng Nguyên, có một trấn nhỏ tên là trấn Phong Thủy.
Bởi vì nằm trong quận Quảng Nguyên, đây là một trong những nơi đầu tiên Trương Lương huấn luyện binh sĩ, mùa xuân năm ngoái, bọn thổ phỉ ở trấn Phong Thủy đã bị tiêu cục Trấn Viễn nhố cỏ tận gốc.
Không còn bị thổ phỉ chèn ép, thuế má cũng giảm hơn phân nửa so với những năm trước, cộng với việc Kim Phi đã mở vài công xưởng ở trấn trên, trấn Phong Thủy đã trở thành trân sung túc nức tiếng gần xa.
Trấn Phong Thủy có rat nhiều nước, rất nhiều người dân nuôi cá, đầu đông là thời điểm nơi đây rộn ràng nhất, rất nhiều thương lái thu mua cá từ các chợ đều sẽ đến trấn Phong Thủy mua cá.
Hôm nay là phiên họp ba ngày một lần của trấn Phong Thủy, mới sáng sớm người dân từ các làng đã đến đây, đường phố cũng náo nhiệt hơn.
Nhất là lối vào ao cá đã đông nghịt người.
“Sao hôm nay nhiều người vậy, chả nhẽ có người bắt được cá vương rồi sao?”
Một người đi đến hỏi người bán thịt.
Trấn Phong Thủy nằm trong đất liền, gần như toàn bộ người dân nơi đây đều chưa từng
nhìn thấy biển, cũng chưa từng nhìn thấy cá quá lớn.
ở nơi đây, chỉ cần cá vượt qua ba mươi ký đều được gọi là cá vương.
Một khi có người bắt được loại cá này, đều sẽ trở thành một sự kiện lớn ở trấn Phong Thủy, ao cá ngày hôm đó cũng sẽ sôi động hơn ngày thường.
“Không phải bắt được cá lớn, mà là có người đang dựng sân khấu bên kia kìa.”
Người bán thịt vừa cắt thịt vừa trả lời.
“Dựng sân khấu?” người dân đang mua thịt vừa nghe thấy đã rất phấn khích: “Đoàn ca múa Kim Xuyên đến biểu diễn hả? Lúc nào diễn vậy? Có diễn vở ‘Cô gái tóc trắng’ không?”
Sau khi đoàn ca múa Kim Xuyên được thành lập, họ đã đi lưu diễn ở nhiều nơi, cũng đã từng đến trấn Phong Thủy diễn mấy lần.
Nhưng sau khi khai chiến với đất Tần, Thanh Diên đã đưa toàn bộ đoàn ca múa đến tiền tuyến, biểu diễn an ủi các chiến sĩ, cũng như giúp đỡ đội Chung Minh tuyên truyền các chính sách của làng Tây Hà.
Trong thời đại giải trí khan hiếm, rất ít khi người dân xem được các buổi biểu diễn của đoàn ca múa, vô số người dân đều đang mong chờ
đoàn ca múa đến trấn Phong Thủy biểu diễn một lần nữa.
“Hồi nãy ta thấy sân khấu khá nhỏ, chỉ vừa ba đến bốn người đứng, có lẽ là không phải đoàn ca múa diễn đâu.”
Người bán thịt lắc đầu nói.
Trời còn chưa sáng hắn đã đi đến quầy, khi ấy người dân chưa đông lắm nên hắn có thế nhìn thấy khá rõ ràng.
“Nếu không phải đoàn ca múa biểu diễn thì dựng sân khấu làm gì?” Người mua thịt nhíu mày hỏi.
Người bán thịt vừa định nói chuyện đã nghe thấy đường phía phổ Tây phát ra tiếng ‘ôn ào.
Nhìn theo hướng âm thanh phát ra, một người thanh niên đang xách một cái bọc màu xanh lá cây và dẫn một con ngựa chiến màu đen đang từ từ đi tới.
Trên yên ngựa có một cây trúc, trên cây trúc có treo lá cờ đen của tiêu cục Trấn Viễn.
Mặc dù lá cờ không lớn, nhưng khi người dân nhìn thấy nó đều rối rít tránh đường.
Người dân làm thế không phải vì sợ, mà là vì kính trọng.
Sau khi sống lại, Kim Phi đã làm rất nhiều việc, vô số người dân đêu được hưởng lợi từ điều
đó, họ biết ơn Kim Phi từ tận đáy lòng.
Nhưng nơi lập bài vị trường thọ cho Kim Phi nhiều nhất không phải làng Tây Hà, mà là các làng ở trong trấn Phong Thủy.
Bởi vì người dân làng Tây Hà có thế thường xuyên nhìn thấy Kim Phi, còn có Tất nhiều người tận mắt chứng kiến Kim Phi lớn lên.
Bọn họ sẵn lòng hi sinh mạng sống cho Kim Phi, nhưng việc họ lập bài vị cho Kim Phi thực sự không ốn lắm.
Mà người dân ở trấn Phong Thủy không giống họ, trong mắt họ, Kim Phi chính là ân nhân lớn nhất.
Năm ngoái nơi đây đã bùng phát dịch sốt rét, Ngụy Vô Nhai đã tìm Kim Phi nhằm tìm kiếm sự trợ giúp.
Kim Phi không chỉ gửi tiền, mà còn dùng tất cả vải trong làng làm thành mùng, áo gai tặng cho người dân trấn Phong Thủy.
Hơn thế, Kim Phi còn nói cho Ngụy Vô Nhai cách phòng, chữa bệnh sốt rét.
Sau khi Ngụy Vô Nhai quay về, ông ấy đã cùng người dân dọn sạch ao tù nước đọng, diệt sạch muỗi, bệnh sốt rét cuối cùng cũng đã được kiểm soát.
Sau đó trấn Phong Thủy đã đề cử vài người
đức cao vọng trọng trong người dân mang theo lễ vật đến làng Tây Hà cảm on Kim Phi.
Đường Tiếu Bắc biết chuyện này, đã xây dựng một nhà máy dệt ngay tại trấn Phong Thủy, cung cấp hàng cho quận Quảng Nguyên.
Ban đầu, Đường Tiểu Bắc định làm thế nhằm lợi dụng lòng biết ơn của người dân trấn Phong Thủy với Kim Phi, vì như thế họ sẽ làm việc Tất nghiêm túc, cũng sẽ hợp tác giữ bí mật.
Nhưng khi đó, trấn Phong Thủy vừa mới vượt qua dịch sốt rét, vì để diệt muỗi nên rất nhiều ao đều bị rút cạn nước, dẫn đến chén cơm của những người dân nuôi cá gặp vấn dề.
Sự xuất hiện của nhà máy đã mở cho họ một còn đường sổng.
ở thời đại phong kiến, bệnh sốt rét là một căn bệnh vô cùng nguy hiếm và đáng sợ, đã thế còn lây lan cực nhanh.
Bởi vì người dân Đại Khang năm nào cũng thiếu lương thực nên thể chất không được khỏe, đôi khi chỉ cần một người mắc bệnh sốt rét, sẽ khiến cho người ở các làng hoặc toàn bộ trấn đều chết hết một nửa.
Trước tiên Kim Phi đã tặng họ thuốc thang giúp họ kiểm soát bệnh sốt rét, sau đó còn mở ra một công xưởng cho họ con đường sống, sao người dân trấn Phong Thủy không biết ơn y cho được?
Người dân không biết việc mở xưởng dệt là Đường Tiểu Bắc đưa ra ý định nên dồn tất cả lòng biết ơn của mình sang cho Kim Phi.
Yêu ai yêu cả đường đi lối về, ai nấy cũng cực kỳ kính trọng các thế lực dưới trướng Kim Phi.
“Người này đeo lá cờ của tiêu cục Trấn Viễn, nhưng không mặc quần áo của nhân viên hộ tổng, cũng không mặc quần áo của thương hội, hắn làm gì vậy nhỉ?”
“Đúng vậy, ta chưa từng nhìn thấy kiểu quần áo này bao giờ, trông có vẻ quái lạ.”
“Chẳng lẽ là giả mạo?”
“ở Xuyên Thục này, ai dám giả danh người của Kim tiên sinh chứ?”
Rất nhiều người dân nhường chỗ cho thanh niên trẻ, nhưng đồng thời cũng dấy lên tò mò với thân phận của thanh niên.
Thanh niên giữ bình tĩnh, dưới ánh nhìn soi mói của người dân, vẫn dắt ngựa đi thẳng về sân khấu gỗ được dựng ở phía trước.
Trưởng trấn đang đợi ở dưới sân khấu gỗ vội vàng đón tiếp: “Từ tiên sinh, đã chuẩn bị xong cả rồi!”
“Làm phiền ông quá rồi!”
Thanh niên trẻ gật đầu với trưởng trấn, sau đó vác bọc nhỏ lên trên sân khấu gỗ.
Không cần đánh chiêng, người dân quanh sân khấu đều tự giác im lặng đợi thanh niên mở lời nói chuyện.
“Chào mọi người, ta là người đưa thư của nhật báo Kim Xuyên, kể từ ngày hôm nay, cách ba ngày ta sẽ tới đây một lần đọc số mới nhất của nhật báo Kim Xuyên cho mọi người!”
Thanh niên hắng giọng, nói tiếp: “Hôm nay, ta sẽ đọc kỳ thứ nhất của nhật báo Kim Xuyên cho mọi người nghe!”
Nói xong, anh ta mở bọc nhỏ màu xanh lá ra, cấn thận lấy ra một tờ báo khổ A3.
Trên đầu tờ báo có bốn chữ màu đỏ rất to: nhật báo Kim Xuyên!
“Nhật báo Kim Xuyên là gì vậy?”
“Không biết nữa!”
Người dân trố mắt nhìn nhau, ai nấy đêu mơ hồ.