Xuyên không tới vương triều Đại Khang - Kim Phi (full)

Trong quá trình Kim Phi quật khởi, xưởng dệt đã đóng một vai trò rất quan trọng.

Không chỉ mang đến cho y lợi nhuận đáng kể, hơn nữa xưởng dệt còn là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, có thể giải quyết rất nhiều vấn đề về việc làm cho phái nữ.

Rất nhiều người nhà của nhân viên hộ tống được sắp xếp vào làm việc trong xưởng dệt, điều này giúp nhân viên hộ tống giảm bớt rất nhiều lo lắng sau này.

Bất cứ lúc nào, dân số luôn là nền tảng cho mọi hoạt động xã hội.

Nhờ có xưởng dệt, làng Tây Hà nhanh chóng trở thành khu vực có dân cư đông đúc nhất Kim Xuyên, mang lại sự trợ giúp cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của Kim Phi sau này!

Vào những ngày đầu của tiêu cục Trấn Viễn, nhân viên hộ tống nữ chiếm phần đông, đa số trong đó đều là các nữ công nhân trong xưởng dệt.

Bởi lẽ đó, xưởng dệt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quật khởi của Kim Phi.

Cùng với sự quật khởi của Kim Phi, các thế lực của y ngày càng lớn hơn, địa bàn cũng càng ngày càng lớn hơn. Vì muốn giải quyết vấn đề việc làm, Kim Phi đã mở xưởng dệt ở rất nhiều nơi.

Sau đó, Phùng tiên sinh đã dẫn theo đại quân Thổ Phiên tấn công làng Tây Hà, xưởng dệt đã bị tổn thất vô cùng quan trọng vì cất trữ quá nhiều đồ vật dễ cháy, gần như tất cả các kho và nhà xưởng đều đã bị thiêu hủy hoàn toàn.

Lão trưởng làng dứt khoát tìm một vị trí ở ngoài làng xây xưởng dệt mới, tàn tích của xưởng dệt cũ bị lão trưởng làng phá hủy, một nửa tứ hợp viện của Kim Phi được khoanh tròn lại xây thành một đại viện, Kim Phi sử dụng nó để sắp xếp chỗ ở cho người nhà và các nhân viên hộ tống nữ làm việc gần đó.

Một nửa còn lại xây thành nhà tập thể, dùng làm ký túc xá cho xưởng dệt thứ hai.

Nữ công nhân ở núi Thiết Quán và tiểu đoàn Thiết Hổ đều tạm thời được sắp xếp ở lại nơi này.

Ký túc xá thứ hai mới xây xong không bao lâu và cũng chưa có ai đến sống, Đường Đông Đông đã cho các nữ công nhân ở xưởng dệt đến dọn dẹp sơ qua, rơm và chăn cũng được trãi lên từng giường.

Hai nhà xưởng vừa đối chọi nhau gay gắt trong đại hội thể thao, nay lại ở chung vô cùng hòa hợp.

Đến tối, Thanh Diên còn dẫn theo đoàn ca múa Kim Xuyên đến bãi đất trống trước ký túc xá biểu diễn thăm hỏi.

Để kỷ niệm chiến dịch ở thành Du Quan lần này, Trần Văn Viễn đã viết thêm vài vở kịch, có thể coi như là một chuỗi vở kịch.

Lúc này đoàn ca múa đang diễn tiết mục đầu tiên, tên là Khói lửa đột phát.

Câu chuyện này chủ yếu kể về tầm quan trọng của thành Du Quan với Đại Khang, và tầm quan trọng của nó với toàn bộ Trung Nguyên, sau đó kể đến việc Kim Phi biết thành Du Quan bị vây hãm, lập tức chuẩn bị binh mã ở khắp nơi, gấp rút tiếp viện thành Du Quan ngay trong đêm.

Thật ra, dựa theo tiêu chuẩn thẩm mỹ của Kim Phi ở kiếp trước, tiết tấu của câu chuyện này thật sự quá chậm, không có quá nhiều mâu thuẫn hay xung đột, gần như cả vở đều chỉ thực hiện phổ cập các kiến thức thường thức khoa học về địa lý và quân sự.

Nhưng thời đại này có quá ít các hình thức giải trí, Kim Phi cảm thấy chán, nhưng người dân lại xem một cách đầy thích thú.

Nữ công nhân ở núi Thiết Quản và các chiến sĩ tiểu đoàn Thiết Hổ vừa mới trở về từ thành Du Quan, họ cực kỳ quan tâm đến tiết mục này, vừa xem vừa thảo luận.

“Thì ra thành Du Quan lại quan trọng với Đại Khang chúng ta đến thế!”

“Tấn vương chết tiệt, ông ta dám bán đứng tổ tông, giúp đám người Đông Man đánh thành Du Quan!”

“Nếu ta biết sớm hơn, hồi ở thành Du Quan ta đã giết thêm vài tên ranh quân Tấn vương rồi!”

“Ngươi không nghe vở kịch giải thích sao? Thật ra có rất nhiều người dân Tấn vô tội, bọn họ không muốn đánh nhau với chúng ta, họ bị Tấn vương bắt phải đến thành Du Quan, đám tàn quân Đông Man mới là bọn thực sự đáng chết!”

“Đám tàn dư Đông Man thực sự là đám người thắt bím tóc ở phía nam thành Du Quan sao?”

“Chính là bọn họ! Sau đó tiên sinh đã ra lệnh chém toàn bộ bọn đó!”

“Lúc ấy ta còn nghĩ rằng tiên sinh rất nhân từ, ít khi giết tù binh, cớ sao lần ấy lại giết nhiều người như thế, hóa ra là vì bọn chúng là người Đông Man!”

Advertisement
';
Advertisement